Thời gian ép cọc bê tông cần lưu ý những vấn đề nào?

Để đảm bảo chất lượng cho công trình ép cọc bê tông, các đơn vị không chỉ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng mà còn phải chú ý đến những việc cần làm trong thời gian thực hiện. Những lưu ý đối với thời gian ép cọc là gì? Mời bạn theo dõi những thông tin sau cùng Đức Tín.

Lưu ý đối với thời gian ép cọc bê tông

ep-coc-uy-tin

 

Ép cọc bê tông hiện nay được xem là giải pháp hữu hiệu và phổ biến nhất trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Thi công ép cọc là công tác thực hiện trong giai đoạn làm móng công trình. Những việc cần làm trong thời gian ép cọc là điểm lưu ý quan trọng để đảm bảo chất lượng cho công trình.

Trong thời gian ép cọc bê tông, các đơn vị thi công phải ghi chép lại nhật ký thi công để theo dõi những thông số quan trọng như:

Từng mét chiều dài cọc: Đơn vị thi công phải ghi chép nhật ký cho từng mét chiều dài cọc cho đến khi đạt (Pep)min. Sau khi đã đặt được độ sâu này, họ tiếp tục ghi nhật ký cho từng 20cm đến khi nào quá trình ép cọc kết thúc hoặc theo yêu cầu tư vấn, thiết kế cụ thể khác.

Lực ép đầu tiên khi mũi đã cắm sâu vào lòng đất từu 0,3 – 0,5m: đối với chỉ số này, đơn vị thi công chỉ cần ghi chép số lực ép đầu tiên. Tiếp đến, sau mỗi lần cọc đâm sâu 1m thì lại ghi chỉ số lực ép tại thời điểm đó.

Đồng hồ đo áp lực: Nếu đồng hồ đo áp lực có sự thay đổi khi tăng hoặc giảm độ ngột thì đơn vị phải ghi lại thông số này. Nếu thời gian thay đổi kéo dài thì phải ngừng ép để xem xét nguyên nhân và xử lý.

Các sự kiện ép cọc: Mọi sự kiện ép cọc phải được ghi lại với sự chứng kiến của những bên liên quan.

Ngoài ra, các đơn vị thi công cần ghi chú lại lực ép theo chiều dài cọc, tiến hành liên tục đến hết độ sâu thiết kế, khi lực ép tác dụng lên cọc có giá trị bằng 0.8 Pep min thì tiến hành ghi lại độ sâu và giá trị tại điểm đó.

Xem thêm: ép cọc tại TPHCM

ep-coc-neo

Báo cáo lý lịch ép cọc là báo cáo những nội dung ghi chép ngay khi thi công ép cọc. Nội dung này sẽ bao gồm:

– Ngày đúc cọc.

–  Số hiệu cọc, vị trí, kích thước cọc.

–  Chiều sâu ép cọc, số đốt cọc, mối nối coc.

–  Thiết bị ép cọc, khả năng kích ép, hành trình kích, diện tích pittong, lưu lượng dầu, áp lực bơm dầu lớn nhất.

–  Áp lực, tải trọng ép cọc trong từng đoạn 1m, trong một đốt cọc. Lưu ý, khi cọc tiếp xúc với lớp đất lót thì cần giảm tốc độ ép cọc, đọc áp lực hoặc lực nén cọc trong từng đoạn 20cm.

–  Áp lực dừng ép cọc.

–  Loại đệm đầu cọc.

– Trình tự ép cọc trong nhóm.

–  Các vấn đề kỹ thuật xảy ra trong quá trình ép cọc bê tông, các sai số vị trí, sai số độ nghiêng trong thi công.

–  Thông tin tên cán bộ giám sát, tổ trưởng thi công.

Liên hệ đến Đức Tín để đảm bảo công trình ép cọc thành công như mong đợi.

Xem thêm: ép cọc neo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0908681473