Nền móng công trình là gì, quan trọng như thế nào?

Một công trình vững chắc phải được xây dựng trên nền móng vững chắc. Nền móng sẽ là nơi chịu lực cho cả công trình, do đó, tùy thuộc vào quy mô công trình mà quy trình xây dựng móng sẽ thực hiện theo những cách khác nhau để đảm bảo tính phù hợp. Do đó, Quý khách hãy lựa chọn đơn vị ép cọc uy tín để họ khảo sát và đưa ra phương pháp phù hợp với công trình.

Một số định nghĩa cơ bản về nền móng công trình

Nền công trình là gì?

ep-coc-be-tong-chuyen-nghiep1

Nền công trình là chiều dày của lớp đất, đá nằm dưới đáy mỏng. Đây sẽ là nơi tiếp thu trọng tải của công trình do móng truyền xuống, sau đó trọng tải đã được tiếp thu sẽ được phân tán ra bên trong đất nền.

Trong khi đó, móng công trình là bộ phận kết cấu bên dưới công trình, liên kết với những kết cấu chịu lực ở trên như tường, cột… Móng sẽ tiếp thu tải trọng công trình, sau đó truyền tải trọng này xuống phân tán dưới đất nền.

Mặt tiếp xúc của móng phải là bề mặt phẳng không dốc, tiếp xúc giữa đáy móng với nền, gọi là đáy móng.

Nếu bạn nghiên cứu sâu vào nền công trình thì bạn nên nhận biết rõ hai loại nền là nền thiên nhiên và nền nhân tạo:

Nền thiên nhiên: Có kết cấu đất tự nhiên. Lớp này nền nằm ở sát dưới móng, chịu lực tải trực tiếp từ công trình do móng truyền sang, do đó, khi làm công trình, chúng ta không cần dùng biện pháp kỹ thuật để cải tạo lại nền đất này.

don-vi-ep-coc-gia-re

Nền nhân tạo: có khả năng chịu lực tải không tốt bằng kết cấu tự nhiên, nằm sát bên dưới móng. Lúc này chúng ta cần phải tìm biện pháp nâng cao khả năng chịu tải của nền đất như Ðệm vật liệu rời; gia tải trướ; gia tải trước kết hợp với biện pháp tăng tốc độ thoát nước; cọc vật liệu nhằm làm giảm hệ số rỗng tăng độ thoát nước giúp tăng cuờng độ của đất  nền; sợi hoặc vải địa kỹ thuật; phụt vữa xi mang hoặc vật liệu liên kết; cột đất trộn xi măng…

Xem thêm: ép cọc tại Tây Ninh

Móng cũng có nhiều loại khác nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau như sau:

– Phân loại theo vật liệu móng: Móng bằng gỗ (cọc gỗ), gạch, đá hộc, bê tông, bê tông cốt thép, thép…

– Phân loại theo độ cứng của móng: Móng cứng, móng mềm.

– Theo phương pháp chế tạo móng: Móng đổ toàn khối, móng lắp ghép, bán lắp ghép.

– Theo đặc tính chịu tải:  Móng chịu tải trọng tĩnh, móng chịu tải trọng động (thuờng gặp là móng máy).

– Phân loại theo dộ sâu chôn móng vào dất: Móng nông, móng sâu.

Ép cọc bê tông là một trong những lựa chọn phổ biến trong quá trình xây dựng nền móng vững chắc cho công trình. Do đó, bạn hãy liên hệ đến đơn vị uy tín để đảm bảo tính an toàn cho quá trình này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0908681473