Kỹ thuật ép cọc neo – giải pháp nền móng cho nhà trong hẻm

Mật độ dân số càng đông đẩy giá đất lên cao và khiến không gian sống ngày càng thu hẹp. Có không ít nhà ở các thành phố lớn nằm trong hẻm nhỏ, mặt bằng hẹp và liền kề với rất nhiều công trình khác. Điều này gây khó khăn cho các đơn vị thi công ép cọc khi ép cọc cho nhà trong hẻm. Hẻm nhỏ khó vận chuyển thiết bị máy móc vào công trình và nhiều công trình xung quanh có thể hạn chế việc vận hành máy móc trong quá trình ép cọc. Vậy giải pháp nào giúp bạn thi công ép cọc trong hẻm an toàn, xây dựng nền móng vững chắc mà không làm ảnh hưởng đến những công trình xung quanh? Mời bạn cùng Đức Tín tìm lời giải đáp ngay sau đây.

Giải pháp ép cọc cho nhà trong hẻm

Có nhiều công trình ép cọc trong hẻm bị các đơn vị thi công từ chối vì hẻm nhỏ, di chuyển khó khăn, điều kiện thi công kém, số lượng cọc cần ép ít, nguy cơ ảnh hưởng đến các công trình xung quanh cao… Những khó khăn này không phải đơn vị nào cũng có thể khắc phục được, do đó, tìm đơn vị ép cọc tại TPHCM uy tín không phải là việc dễ dàng.

ep-coc-neo

Giải pháp ép cọc tối ưu nhất cho công trình trong hẻm là ép cọc neo.

Giống như ép cọc tải, ép cọc neo sử dụng hình thức ép cọc sâu vào lòng đất nhưng với hình thức sử dụng các mũi neo khoan sâu dưới lòng đất để làm đối trọng thay vì sử dụng các cục tải trọng bằng sắt để giữ cân bằng.

Mũi khoan sử dụng trong phương pháp này thường có chiều dài là 1,5m, đường kính 35cm, độ dày cánh neo 15mm. Trong đó, các mũi neo được nối với nhau bằng chốt nối, còn vấn đề khoan neo nông hay sâu để đạt tải trọng thi công thì còn tùy vào địa chất công trình khu vực thi công.

Những ưu điểm của ép cọc neo bao gồm:

Khả năng chịu tải tốt từ 35 đến 45 tấn.

Phù hợp với mặt bằng thi công hẹp, có thể thi công hẻm nhỏ từ 1m5 đến 4m.

Phù hợp với chiều rộng của công trình từ 2m5 đến 4m.

Thời gian ép cọc nhanh trong ngày nếu cần ít cọc.

Phương pháp an toàn hạn chế ảnh hưởng, tác động đến công trình kế bên.

ep-coc-neo

Phương pháp ép cọc này có tính cơ động cao, không yêu cầu sử dụng máy móc cồng kềnh, ít gây chấn động, hạn chế ảnh hưởng đến công trình liền kề xung quanh. Do đó, thích hợp để xây dựng nền móng cho công trình có mặt bằng nhỏ, điều kiện thi công giới hạn mà vẫn đảm bảo nền móng vững chắc, an toàn.

Mặc dù có những ưu điểm như thế nhưng ép cọc neo vẫn có những giới hạn đáng lưu ý như:

Sức chịu tải không lớn như ép cọc tải (ép cọc tải chịu tải 60 tấn). Chỉ áp dụng tốt cho công trình nhà dân tối đa 3 tầng.

Tải trọng ép thấp nên chỉ phù hợp với công trình vừa và nhỏ.

Độ sâu cọc ép khoảng 4m – 15m nên không thích hợp cho nền đất yếu lún, khu vực gần sông, ao, hồ…

Cần số lượng tim cọc nhiều hơn so với ép cọc tải bê tông cốt thép.

ep-coc-neo

Trên đây là những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp ép cọc neo. Bạn có thể dựa vào đó để đánh giá xem có thực sự phù hợp với công trình của mình hay không. Tuy nhiên, cách tốt nhất để tìm ra giải pháp ép cọc phù hợp là liên hệ đến Đức Tín. Chúng tôi sẽ đến khảo sát mặt bằng, đánh giá địa chất công trình, sau đó lên phương pháp thi công phù hợp nhất với tình trạng giao thông, nhu cầu ép cọc, tính chất công trình cho Quý Khách.

++ Khi nào cần ép cọc ly tâm?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0908681473