Quy trình đúc cọc BTCT – Đức Tín

Ép cọc bê tông là một trong những phương pháp hiệu quả áp dụng cho các công trình như công trình nhà dân, biệt thự, nhà phố, nhà phân lô, nhà trong hẻm, công trình công nghiệp,… Chất lượng cọc là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo chất lượng công trình ép cọc. Quy trình đúc cọc diễn ra như thế nào? Theo những tiêu chuẩn đánh giá nào? Đức Tín chia sẻ với bạn những thông tin sau đây.

duc-coc-an-toan

quy-trinh-duc-coc-chuyen-nghiep

Quy trình đúc cọc chuyên nghiệp cần đảm bảo những tiêu chuẩn nào?

Yêu cầu về vật liệu đúc cọc

Quy trình đúc cọc chuyên nghiệp tại Đức Tín yêu cầu vật liệu dùng để sản xuất cọc BTCT phải đáp ứng các yêu cầu theo các tiêu chuẩn hiện hành và các yêu cầu bổ sung trong thiết kế.

Bên cạnh đó, phải đảm bảo quá trình vận chuyển và lưu trữ an toàn để vật liệu giữ nguyên chất lượng cho đến khi sử dụng trong công trình. Phải kiểm tra và thí nghiệm vật liệu nghiêm ngặt trước khi sử dụng trong công trình ngay cả khi đã được chấp thuận trước khi cất giữ và xử lý.

duc-coc-be-tong-chuyen-nghiep

Yêu cầu về thi công đúc cọc

Hiện nay dể tạo ra vật liệu an toàn cho quá trình ép cọc sẽ trải qua những giai đoạn cơ bản bao gồm:

1. Làm cốt thép

Phải đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 khi làm cốt thép trước khi đúc cọc: “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – quy phạm thi công và nghiệm thu”.

Những yêu cầu cụ thể khi làm cốt thép đúc cọc như sau:

– Nắn thẳng và cắt cốt thép chủ đúng kích thước để đảm bảo thép đúng chủng loại với yêu cầu của bản vẽ thiết kế

– Kéo thẳng, cắt cốt thép đai bằng kìm cộng lực, đồng thời uốn bằng bàn uốn theo đúng kích thước yêu cầu trong thiết kế

– Liên kết thép đai với thép chủ bằng dây thép buộc 1 ly, khoảng cách giữa các cốt đai buộc phải đúng với yêu cầu của bản vẽ thiết kế.

– Liiên kết thép chủ với hộp bích đầu cọc bằng liên kết hàn.

– Gia công hộp bích đầu cọc phải đảm bảo bốn cạnh của mặt cọc nằm cùng trên một mặt phẳng và vuông góc đúng theo kích thước thiết kế.

– Bố trí và định vị cốt thép cọc thành từng lồng đúng theo bản vẽ thiết kế và phải được nghiệm thu trước khi lắp vào khuôn cốp pha.

– Sau khi lắp đặt lồng thép vào khuôn phải đảm bảo định vị lồng ghép chính xác và chắc chắn không bị xê dịch hoặc biến dạng trong lúc đổ bê tông.

duc-coc-chuyen-nghiep

2. Chuẩn bị bê tông

Các vật liệu để sản xuất bê tông phải đùng theo yêu cầu trong quy trình sản xuất bê tông – TCVN 4453:1995. Cụ thể như sau:

– Trộn bê tông đúc cọc bằng máy trộn theo đúng tỷ lệ cấp phối, thời gian trộn theo đúng quy định của cán bộ kỹ thuật công ty.

– Kiểm tra cát, đá trước khi trộn bê tông cẩn thận, phải đảm bảo sạch sẽ không lẫn tạp chất.

ep-coc-be-tong

3. Loại ván khuôn

Chọn loại ván khuôn cũng phải tuân thủ các yêu cầu chung trong quy định về ván khuôn bê tông được mô tả trong phần “Cốp pha và đà giáo của TCVN 4453:1995”. Cụ thể như sau:

– Loại cốp pha thép định hình được sử dụng để đúc cọc phải có đầy đủ các phị kiện gông, chống…., đảm bảo bề mặt cốp pha phẳng và có bôi thêm 1 lớp dầu chống dính. Bên cạnh đó, đảm bảo bề mặt sân bãi đúc cọc phẳng.

– Đối với cốp pha thép thì phải đảm bảo vuông góc với mặt nền được gông bằng hệ thống gông hình và được điều chỉnh kích thước bằng nêm gỗ. Lưu ý, khoảng cách giữa các gông là 1,5÷ 2 mét.

– Đối với cốp pha bịt đầu bằng thép thì phải tạo mặt phẳng và vuông góc với cốp pha 2 bên thành.

– Đặc biệt, chỉ được tháo dỡ ván khuôn khi bê tông đã đạt 25% cường độ thiết kế (sau 12 – 16 theo thí nghiệm quy định). Dùng sơn màu xanh viết rõ thông tin sản xuất đúc cọc vào đầu cọc và mặt cọc: tên đoạn cọc (C1;C2, C3), ngày tháng đúc cọc, mác bê tông.

ep-coc-chuyen-nghiep

Đọc thêm: Ép cọc ly tâm

4. Quy trính đúc cọc bảo dưỡng bê tông

Đúc cọc bê tông phải tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật trong phần “Thi công bê tông của TCVN 4453:1995”, cụ thể:

– Phải đổ bê tông liên tục và đầm chặt bằng máy đầm rung để tránh hình thành các lỗ hổng không khí hay rỗ tổ ong hoặc các khiếm khuyết khác làm suy yếu khả năng chịu lực của cọc bê tông. Một điều đáng lưu ý là trong suốt quá trình đổ bê tông, đơn vị phải đầm bê tông liên tục, đồng thời dùng mặt bàn xoa để hoàn thiện bề mặt. Cọc phải đúc xong trong một lần và bắt đầu tư mũi đến đỉnh cọc. Phải đầm thật cẩn thận, đặc biệt là các góc cạnh, tránh dể máy đầm chạm vào làm rung cốt thép.

ep-coc-chuyen-nghiep-hcm

– Phải lấy mẫu thí nghiệm theo quy định trong quá trình đổ bê tông cọc.

Bảo dưỡng là phần không thể thiếu sau khi đúc cọc bê tông vì tất cả bê tông mới đổ đều phải được bảo dưỡng. Thông thường, công tác bảo dưỡng sẽ bắt đầu ngay sau khi đổ bê tông xong khoảng 4 ÷ 6 , lúc này, bề mặt bê tông đã se lại, ấn tay vào thử không lún.

Thời gian dưỡng hộ phải kéo dài liên tục 4 – 6 ngày, tuy nhiên, yếu tố này còn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết ẩm ướt hay hanh khô. Vào những ngày tiếp theo, phải luôn giữ cho cấu kiện ở trạng thái ẩm.

Trạng thái tốt nhất của cọc bê tông là có bề mặt phảng, nhẵn và không có khiếm khuyết hay bọt khí nào. Đồng thời, nó phải vuông góc với trục dọc của cọc và hoàn thiện đúng theo kích thước trên bản vẽ. Những đoạn mũi, mũi cọc phải trùng với tâm của cọc thì mới đạt chuẩn.

5. Bốc dỡ, vận chuyển và xếp cọc

ep-coc-duc-tin

Trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển và xếp cọc phải đảm bảo cọc không bị nứt hoặc gẫy, tránh gây vỡ hay sứt mẻ các cạnh bê tông. Tóm lại cọc phải nguyên vẹn và hoàn hảo như khi mới đúc.

Có thể xếp chồng cọc lên nhau trong kho bãi nhưng chiều cao mỗi chồng không được quá 2/3 chiều rộng và phải dưới 2m. Đảm bảo sắp xếp các đốt cọc theo từng nhóm có cùng chiều dài, tuổi và được kê lót. Lưu ý thêm chỗ có ghi mác bê tông ra ngoài và giữa các chồng có lối đi để kiểm tra sản phẩm dễ dàng.

Trong quá trình vận chuyển, nếu hpast hiện ra cọc bị hư hoặc nứt thì phải sửa chữa và khắc phục ngay không được đưa vào sử dụng.

Nghiệm thu quy trình đúc cọc bê tông

Kích thước hình học :

–     Sự cân xứng của cốt thép trong tiết diện cọc;

–     Kích thước tiết diện cọc;

–     Độ vuông góc của tiết diện các đầu cọc với trục;

–     Độ chụm đều đặn của mũi cọc;

ep-coc-uy-tin

Sai số cho phép về kích thước cọc ( Theo tiêu chuẩn TCXDVN 286:2003)

Không dùng các đoạn cọc có độ sai lệch về kích thước vượt quá quy định trong bảng dưới đây (bảng trích dẫn theo TCXDVN 286:2003), và các đoạn cọc có vết nứt rộng hơn 0,2 mm, chiều dài lớn hơn 100mm. Độ sâu vết nứt ở góc không quá 10 mm, tổng diện tích do lẹm, sứt góc và rỗ tổ ong không quá 5% tổng diện tích bề mặt cọc và không quá tập trung.

Độ sai lệch cho phép về kích thước cọc

TT Kích thước cấu tạo Độ sai lệch cho phép
1 Chiều dài đoạn cọc, m                £ 10 ± 30 mm
2 Kích thước cạnh tiết diện của cọc đặc + 5 mm
3 Chiều dài mũi cọc ± 30 mm
4 Độ cong của cọc (lồi hoặc lõm) 10 mm
5 Độ võng của đoạn cọc 1/100 chiều dài đốt cọc
TT Kích thước cấu tạo Độ sai lệch cho phép
6 Độ lệch mũi cọc khỏi tâm 10 mm
7 Góc nghiêng của mặt đầu cọc với mặt phẳng thẳng góc trục cọc. nghiêng 1%
8 Khoảng cách từ tâm móc treo đến đầu đoạn cọc ± 50 mm
9 Độ lệch của móc treo so với trục cọc 20 mm
10 Chiều dày của lớp bê tông bảo vệ ± 5 mm
11 Bước cốt thép xoắn hoặc cốt thép đai ± 10 mm
12 Khoảng cách giữa các thanh cốt thép chủ ± 10 mm

Liên hệ đến Đức Tín để sử dụng dịch vụ ép cọc bê tông chuyên nghiệp và an toàn nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0908681473