Quy trình ép cọc chuyên nghiệp của Đức Tín

Ép cọc là một trong những bước thi công quan trọng để tạo nên nền móng vững chắc cho công trình xây dựng. Để đảm bảo cung cấp dịch vụ ép cọc chuyên nghiệp cho quý khách, Đức Tín đã xây dựng quy trình ép cọc chuyên nghiệp, đạt chuẩn an toàn và hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả cao trong thi công. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ kỹ sư giỏi, chúng tôi sẽ mang đến sự an tâm tuyệt đối cho khách hàng.

Quy trình chuẩn bị thi công ép cọc chuyên nghiệp

ep-coc-ly-tam

Cọc ép là dùng năng lượng tĩnh để hạ cọc xuống, đảm bảo không gây ra tình trạng xung lượng lên đầu cọc. Giá trị tải trọng do bên thiết kế dự tính lên phần đầu cọc được gọi là tải trọng thiết kế. Đồng thời, trong quy trình ép cọc chuyên nghiệp cần lưu ý một số khái niệm như sau:

Pepmin là lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định nhằm đảm bảo tải trọng thiết kế lên cọc. 150 – 200% tải trọng thiết kế là con số quy định thông thường nhất;

Pepmax ngược lại là lực ép lớn nhất do Thiết kế quy định để đảm bảo an toàn cho cọc, không vượt quá sức chịu tải của vật liệu cọc; khi không có kết quả xuyên tĩnh thì thường lấy bằng 200 – 300% tải trọng thiết kế.

cong-ty-ep-coc-duc-tin

Các biện pháp thi công ép cọc nổi bật hiện nay là búa đóng, kích ép và khoan nhồi. Tùy thuộc vào chiều dài cọc, máy móc thiết bị thi công, địa chất và vị trí công trình, kỹ sư Đức Tín sẽ đề xuất ra biện pháp thi công tương ứng.

Kích ép được xem là biện pháp thi công ép cọc phổ biến nhất hiện nay với những ưu điểm như:

  • Êm ái không gây ra tiếng ồn, không gây chấn động lên các công trình xung quanh;
  • Dễ dàng kiểm tra và quản lý chất lượng tốt hơn: ép thử từng đoạn cọc dưới lực ép để xác định sức chịu tải của cọc thông qua lực ép cuối cùng.

Tuy nhiên, kích ép không phải là biện pháp thi công hiệu quả nếu cọc có sức chịu tải lớn hoặc cọc phải xuyên qua lớp đất xấu và quá dày.

ep-coc-nha-dan

Quy trình chuẩn bị ép cọc chuyên nghiệp

B1. Chuẩn bị cọc thi công

– Trước ngày ép từ 1 đến 2 ngày, mua cọc sẵn từ các nhà máy sản xuất cọc và tập kết cọc

– Sắp xếp khu xếp cọc ở bên ngoài khu vực ép cọc. Lưu ý đến quảng đường vận chuyển cọc, phải đảm bảo bằng phẳng để vận chuyển cọc an toàn, hạn chế hư hại

– Vạch sẵn trục trên cọc để thuận tiện cho việc sử dụng máy kinh vĩ cân chỉnh

– Kiểm tra và loại bỏ cọc không đạt chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật

– Ép thí nghiệm 1 – 2% số lượng cọc trước khi đem cọc đi ép đại trà để đảm bảo yêu cầu chất lượng

– Làm đầy đủ các báo cáo khảo sát địa chất công trình, kết quả xuyên tĩnh.

B2. Xác định vị trí ép cọc

– Xác định vị trí ép cọc bê tông dựa theo bản vẽ thiết kế – quá trình xác định vị trí bao gồm: xác định khoảng cách, sự phân bố cọc trong đài móng và các điểm giao nhau giữa các trục.

– Lấy 2 điểm móc nằm ngoài rồi kiểm tra các trục xem có bị mất trong quá trình thi công hay không để định vị thuận lợi và chính xác hơn. Thông thường sẽ đánh dấu các vị trí các cọc bằng các thanh thép dài từ 20 đến 30cm.

– Xác định tâm móng thông qua các giao điểm các đường tim cọc, sau đó xác định tâm các cọc.

ep-coc

B3. Lựa chọn phương án thi công ép cọc

2 phương án thi công ép cọc phổ biến bao gồm:

P1. Đào hố móng đến cao trình đỉnh cọc. Sau đó, ép cọc đến độ sâu cần thiết bằng máy móc, thiết bị ép.

Ưu điểm :

– Thuận lợi đào hố móng do không bị các đầu cọc gây cản trở

– Không ép âm

Tuy nhiên, phương pháp này KHÔNG sử dụng ở những khu vực có:

– Mực nước ngầm cao vì khó đào hố móng trước khi thi công ép cọc

– Trời mưa khi ép cọc vì phải áp dụng biện pháp bơm hút nước ra khỏi hố móng

– Khó di chuyển máy móc, thiết bị thi công đến khu vực thi công

– Mặt bằng chật hẹp có nhiều công trình bao quanh

P2. San phẳng mặt bằng rồi ép cọc theo yêu cầu để đạt được cao trình đỉnh cọc cần phải ép âm. Cần phải có đoạn cọc dẫn bằng thép hoặc bê tông cốt thép để ép cọc tới chiều sâu theo thiết kế. Tiến hành đào đất để thi công phần đài, hệ giằng đài cọc sau khi ép cọc.

Ưu điểm:

– Dễ dàng di chuyển thiết bị ép cọc và vận chuyển cọc kể cả trời mưa

– Không bị phụ thuộc vào mực nước ngầm

– Tốc độ thi công nhanh chóng

Tuy nhiên, biện pháp ép cọc này vẫn có những nhược điểm như:

– Phải thêm các đoạn cọc dẫn để ép âm

– Khó đào đất hố móng phải đào thủ công nhiều tốn thời gian thi công

ep-coc-ly-tam

B4. Chọn máy ép cọc

Để đưa cọc xuống chiều sâu theo bản thiết kế, Đức Tín phải chọn máy ép cọc phù hợp với tình trạng địa chất khác nhau trong khu vực tùy theo điều kiện cụ thể của địa chất công trình.

Giá trị lực ép cọc được tính theo công thức như sau:

Pep ≥ K.Pc

Trong đó :

  • Pep – lực ép cần thiết để cọc đi sâu vào đất nền tới độ sâu thiết kế
  • K – hệ số K > 1; có thể lấy K = 1,5 – 2 phụ thuộc vào loại đất và tiết diện cọc
  • Pc – tổng sức kháng tức thời của nền đất, Pc = Pmui + Pmasat
  • Pmui : phần kháng mũi cọc
  • Pmasat : ma sát thân cọc

Xem ví dụ sau đây để rõ hơn về cách tính lực ép cọc của Đức Tín:

Ví dụ: Cọc 300 x 300mm

  • Cọc có tiết diện 300×300, chiều dài đoạn cọc C1=7m; đoạn C2 và C3 = 8m
  • Sức chịu tải của cọc là Pcoc = PCPT = 79,215T

Để đảm bảo cho cọc được ép đến độ sâu thiết kế, lực ép của máy phải thỏa mãn điều kiện:

Pep min ≥ 1,5Pcoc = 1,5 x 79,215 = 108,8T

Như vậy, chúng tôi chọn máy ép thủy lực có lực nén lớn nhất 120T vì chỉ nên sử dụng 0,8 – 0,9 khả năng làm việc tối đa của máy ép cọc. Và trọng lượng đối trọng mỗi bên sẽ là: P ≥ Pep/2 = 120/2 =60T, dùng mỗi bên 12 đối trọng bê tông cốt thép, trọng lượng mỗi khối nặng 5T có kích thước 1x1x2m

thi-cong-ep-coc-tong-cho-cac-cong-trinh-nha-pho (3)

Những chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của thiết bị ép được tính như sau:

+ Đường kính piton thủy lực dầu (thường dùng 2 piton) :

D=\sqrt{\frac{2P_{ep}}{\pi*P_{dau}}} border=0>

+ Lấy Pdau = 150 kg/cm2

D=\sqrt{\frac{2P_{ep}}{\pi*P_{dau}}=\frac{2.120.1000}{3,14.150}=22,57cm} border=0>

Chọn D=25cm

Với l = 1200mm, l là lịch trình của piton thủy lực

B5. Tính số máy ép cọc cho công trình

Thông qua báo cáo số lượng cọc cần ép cho công trình cũng như định mức ca máy (theo ĐM 24-2005), Đức Tín sẽ tính ra số ca máy cần thiết.

Ví dụ, nếu số ca máy cần sử dụng quá lớn, chúng tôi có thể sẽ tăng số máy ép lên: 2 máy hoặc 3 máy tùy từng trường hợp cụ thể.

Ví dụ: tiết diện cọc 250 x 250mm, tổng số chiều dài cọc ép 5000m, tra định mức tiết diện cọc 25x25cm và máy ép < 150T, định mức là 3,05ca/100m cọc.

Nếu thi công toàn bộ số cọc trong ít nhất 5 tháng là điều kiện bình thường. Để giảm thời gian thi công xuống ½, Đức Tín sẽ dùng 2 máy ép cọc. Lúc này, số ngày công cho 2 máy là 77 ngày. Dựa vào số ngày và số máy, chúng tôi sẽ thiết kế sơ đồ ép cọc chính thức.

ep-coc-chuyen-nghiep

B6: Tính toán chọn cẩu phục vụ

Dựa theo thông tin về trọng lượng cọc, của đối trọng và độ cao nâng cẩu cần thiết để chọn cẩu thi công ép cọc. Các thông số mà quy trình ép cọc chuyên nghiệp của Đức Tín sẽ quan tâm đến là:

– Sức nâng Qmax/Qmin

– Tầm với Rmax/Rmin

– Chiều cao nâng: Hmax/Hmin

– Độ dài cần chính L

– Độ dài cần phụ

– Thời gian

– Vận tốc quay cần

B7. Thi công ép cọc

don-vi-ep-coc-gia-re

Các bước thi công ép cọc sẽ bao gồm:

– Chuẩn bị mặt bằng thi công: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công, do đó, việc bố trí phải đảm bảo công việc không chồng chéo hay cản trở lẫn nhau. Vị trí bố trí cọc thông minh không cản trở quá trình vận chuyển máy móc.

– Giác đài cọc trên mặt bằng: Xác định đầy đủ vị trí của từng hạng mục công trình trên bản vẽ tổng mặt bằng thi công, ghi rõ cách xác định lưới tọa độ, chuyển mốc vào địa điểm xây dựng. Đánh dấu trục móng quan tâm đến mái dốc taluy của hố móng.

– Giác cọc trong móng: xác định được vị trí của đài để xác định vị trí cọc trong đài và đo các khoảng cách xác định vị trí tim cọc theo thiết kế.

– Chuẩn bị máy móc: Đưa máy móc vào vị trí an toàn. Chạy thử máy ép để kiểm tra độ ổn định của thiết bị.

– Ép thí nghiệm nén tĩnh cọc tại điểm có điều kiện địa chất tiêu biểu. Thí nghiệm nén tĩnh bằng 1% tổng số cọc ép nhưng không ít hơn 3 cọc.

– Lắp đoạn cọc đầu tiên.

– Tiến hành thi công ép cọc

– Thao tác ép âm: Bằng cách dùng cọc phụ hoặc cọc dãn

– Kết thúc công việc ép cọc

don-vi-ep-coc-gia-re

Cọc được coi là ép xong khi thỏa mãn 2 điều kiện:

Độ dài cọc đã ép vào đất nền trong khoảng Lmin <= Lc <= Chiều Lmax

Trong đó:

  • Lmin , Lmax là chiều dài ngắn nhất và dài nhất của cọc được thiết kế dự báo theo tình hình biến động của nền đất trong khu vực
  • Lc là chiều dài cọc đã hạ vào trong đất so với cốt thiết kế;

(Pep)KT <= lực ép trước khi dừng trong khoảng (Pep) min <= (Pep)max

Trong đó :

  • (Pep) min là lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định;
  • (Pep)max là lực ép lớn nhất do thiết kế quy định;
  • (Pep)KT là lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc, trị số này được duy trì với vận tốc xuyên không quá 1cm/s trên chiều sâu không ít hơn ba lần đường kính ( hoặc cạnh) cọc.

cong-ty-ep-coc-gia-re

Với dịch vụ ép cọc bê tông giá rẻ cùng quy trình ép cọc chuyên nghiệp của Đức Tín, quý khách hoàn toàn có thể an tâm với độ chắc chắn của nền đất công trình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0908681473