Quy định về tiêu chuẩn thi công ép cọc

Ép cọc là bước quan trọng để xây dựng nền móng vững chắc cho công trình. Để đảm bảo an toàn cho người thi công và công trình vững chắc, các đơn vị thi công cần tuân thủ theo tiêu chuẩn xây dựng, đây là thước đo đảm bảo công trình thi công chất lượng. Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu ép cọc ngay sau đây.

++ Ep coc ly tam có tốt không?

Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu ép cọc

Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu ép cọc là tiêu chuẩn của quốc gia, gọi là tiêu chuẩn ép cọc 9394 hay TCVN 9394:2012, được chuyển đổi từ TCXDVN 286:2003 theo quy định tại khoản 1 điều 69 của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 điều 7 của luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Tiêu chuẩn thi công ép cọc là do viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Tổng cục tiêu chuẩn đo lượng thẩm định chất lượng và được Bộ Khoa học công nghệ công bố. Ép cọc trong lĩnh vực xây dựng, giao thông và thủy lợi đều ứng dụng tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, đối với việc ép cọc cho các công trình có điều kiện địa chất đặc biệt, đơn vị thi công phải áp dụng tiêu chuẩn ép cọc khác.

Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu ép cọc 9394 sẽ bao gồm các phần chính như sau:

Phần 1  nêu lên phạm vi áp dụng tiêu chuẩn ép cọc bê tông 9394.

Phần 2  nêu các tài liệu việc dẫn gồm:

TCVN 4453:1995 về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu

TCVN 5308:1991 về quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.

TCVN 9393:2012 về Cọc-Phương pháp thí nghiệm nén tĩnh cọc ép

Phần 3 nêu lên các thuật ngữ và định nghĩa gồm 6 định nghĩa: Cọc đóng, tải trọng thiết kế, cọc ép, đổi chối của cọc đóng, lực ép nhỏ nhất và lực ép lớn nhất.

cong-ty-ep-coc-gia-re

Phần 4 là phần quy định chung về việc thi công và hạ cọc cần tuân theo bản vẽ thiết kế và trắc đạc định vị các trục móng cần được tiến hành từ các mốc chuẩn theo quy định hiện hành. Đồng thời, trong tiêu chuẩn ép cọc có các quy định về bảo quản, chuyên chở, nâng dựng cọc vào vị trí và công tác chuẩn bị thi công ép cọc.

Phần 5 nêu rõ các tiêu chuẩn thi công ép cọc bê tông cốt thép 9394 về vật liệu cọc, các quy định của cột bê tông cốt thép, cọc thép.

Phần 6 có nội dung về thiết bị hạ cọc bằng búa đóng và búa rung.

Phần 7 có nội dung về hạ cọc bằng phương pháp ép tĩnh.

Phần 8 có nội dung về giám sát và nghiệm thu.

Phần 9 có nội dung về tiêu chuẩn thi công ép cọc 9394, là phần về an toàn lao động.

++ Liên hệ đến Đức Tín để thi công ép cọc tại TPHCM.

duc-coc-an-toan

Trong phần phụ lục về tiêu chuẩn thi công ép cọc, tiêu chuẩn ép cọc bê tông 9394 nêu các phần như sau:

Phụ lục A có nội dung về biên bản hạ cọc, báo cáo tổng hợp đóng cọc, nhật ký đóng cọc, nhật ký rung hạ cọc ống, kèm thêm về báo cáo tổng hợp rung hạ cọc, nhật ký ép cọc, báo cáo tổng hợp ép cọc.

Phụ lục B chỉ ra các hư hỏng cọc bê tông cốt thép khi đóng, nguyên nhân dẫn đến các hư hỏng trên và cách ngăn ngừa hư hỏng lúc thi công.

Phụ lục C chỉ ra tiêu chuẩn đóng và ép cọc 9394, xác định ứng suất động trong cọc bê tông cốt thép khi đóng cọc.

Phụ lục D chỉ ra phần cấu tao mũ cọc.

Phụ lục E chỉ ra biểu ghi độ chối đóng cọc.

Chúng tôi cam kết thực hiện đúng và đủ các tiêu chuẩn thi công, nghiệm thu ép cọc để công trình chất lượng, an toàn.

Hãy liên hệ đến Đức Tín, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ chất lượng nhất cho bạn.

++ Nhận ép cọc Trảng Bàng Tây Ninh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0908681473