Lựa chọn máy ép cọc phù hợp trong thi công công trình

Lựa chọn phương pháp ép cọc đã trở nên phổ biến cho hầu hết mọi công trình. Giúp cho việc hoàn thiện nền móng công trình được rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm nguồn nhân lực và chi phí. Bên cạnh đòi hỏi những kỹ thuật chuyên môn, những kinh nghiệm thì việc lựa chọn máy móc thi công ép cọc cũng khá là quan trọng. Vậy lựa chọn như thế nào để phù hợp thì hãy cùng tham khảo qua bài viết này nhé.

Lựa chọn máy ép cọc phù hợp trong thi công công trình

Lựa chọn máy ép cọ bê tông phù hợp cho việc thi công nền móng

Việc lựa chọn máy ép cọc tùy từng điều kiện môi trường, địa hình có rộng hay không để ta nên chọn những loại máy phù hợp để vào những công trình ngõ hẻm, ngõ ngách nhỏ. để đảm bảo chất lượng công trình nhà bạn cũng như không ảnh hường công trình xung quanh.

– Chất lượng máy

– Thông sỗ kỹ thuật như diện tích

– Lực ép của máy bao nhiêu tấn

– Thời gian máy sử dụng trong bao lâu

Đặc biệt chúng ta cần phải biết về những đặc trưng kỹ thuật hay thông số cần thiết của một loại máy éo cọc bê tông thì mới có thể tính toán được. Nhưng đặc trung kỹ thuật hay thông số đó bao gồm:

• Lưu lượng dầu của máy bơm (lít/phút)

• Áp lực bơm dầu lớn nhất (kg/cm2)

• Hành trình pittông của kích (cm)

• Diện tích đáy pittông của kích (cm2)

• Phiếu kiểm định đồng hồ đo áp lực của dầu và các van chịu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Lựa chọn máy ép cọc phù hợp trong thi công công trình

>>> ép cọc ly tâm

Để có giá thành rẻ và uy tín chất lượng đảm bảo trên toàn công trình thìa là một điều khó, bởi thế toàn thể gia đình nên chọn các loại máy phù hợp với công trình của mình.

Lực ép của máy ép cọc bê tông là yếu tố quyết định đến việc cọc có được đưa đến chiều sâu như bản thiết kế hay không. Và liệu với lực ép như vậy thì cọc bê tông có thể xuyên qua những tầng địa chất tại phần nền của công trình thi công hay không? Chúng ta phải xác định được lực máy ép cọc bê tông sao cho:

Pep ≥ K.Pc

Trong đó :

• Pep – lực ép của máy ép cọc bê tông.

• K – hệ số K > 1; có thể lấy K = 1,5 – 2 phụ thuộc vào từng loại đất và tiết diện cọc

• Pc – tổng sức kháng tức thời của nền đất, Pc = Pmui + Pmasat

• Pmui : phần kháng của mũi cọc

• Pmasat : ma sát của thân cọc.

Ví dụ như: Cọc 300 x 300mm

• Cọc có tiết diện 300×300, chiều dài đoạn cọc C1=7m; đoạn C2 và C3 = 8m

• Sức chịu tải của cọc là: Pcoc = PCPT = 79,215T

• Để đảm bảo được cho cọc có thể ép đến độ sâu thiết kế, thì lực ép của máy phải thỏa mãn điều kiện dưới đây:

Pep min ≥ 1,5Pcoc = 1,5 x 79,215 = 108,8T

• Vì chỉ nên dùng 0,8 – 0,9 khả năng làm việc tối đa của máy ép cọc, cho nên ta phải chọn máy ép cọc bê tông thủy lực có lực nén lớn nhất là 120T.

Lựa chọn máy ép cọc phù hợp trong thi công công trình

Trên đây là những lưu ý cho việc lựa chọn máy ép cọc bê tông phù hợp với công trình, nguồn tài chính của mỗi chủ hộ, chủ thầu. Hy vọng sẽ là kiến thức hữu ích cho bạn đọc.

Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ dịch vụ ép cọc bê tông uy tín. Vậy thì hãy liên hệ ngay tới công ty ép cọc chuyên nghiệp Đức Tín để được tư vấn và sử dụng dịch vụ hàng đầu của chúng tôi nhé.

Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp và tận tâm sẽ luôn làm hài lòng khách hàng.

Máy móc hiện đại, dịch vụ giá rẻ tiết kiệm chi phí nhất cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0908681473