Làm thế nào để thi công ép cọc sát tường an toàn?

Ép cọc là bước quan trọng cần thực hiện trước khi xây dựng công trình, trong đó tiêu chí an toàn cần đặt lên hàng đầu, tránh nền móng sạt lở, gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Quy trình xử lý nền móng của đơn vị thi công cần tuân thủ theo quy tắc xây dựng cùng một số nguyên tắc cụ thể. Đối với thi công ép cọc sát tường, đơn vị thi công ép cọc tại TPHCM cần lưu ý những vấn đề nào?

Một số quy tắc an toàn khi ép cọc sát tường

Khoảng cách thi công ép cọc

ep-coc-uy-tin

Không chỉ có lực ép, số lượng tim cọc, tiết diện cọc mà khoảng cách ép cọc cũng là vấn đề đáng lưu ý đối với đơn vị thi công. Khi ép cọc đúng tiêu chuẩn về khoảng cách, cọc ép sẽ phát huy hết tác dụng của mình, giữ cho nền móng vững chắc.

Lưu ý về khoảng cách ép cọc sát tường gồm:

Cự ly cọc tối thiểu là 2.5D (trong đó D là đường kính cọc).

Khoảng cách lớn nhất giữa các tim cọc là 6D.

Khoảng cách từ tim tới tim cọc ít nhất là 0.75m hay gấp 2,5 lần đường kính cọc.

++ Có nên ep coc ly tam không?

Quy trình ép cọc sát tường

Đơn vị thi công sẽ lưu ý 3 bước ép cọc bao gồm:

don-vi-ep-coc-gia-re

B1: Dựng cọc vào giá ép

Đơn vị thi công sẽ dùng cần cẩu dựng cọc bê tông vào giá ép để cọc vuông góc với bề mặt, không nghiêng vẹo, sau đó, gắn chặt đầu trên cọc bê tông vào thanh định hướng ở khung máy ép.

B2: Ép cọc xuống nền đất

Đơn vị sẽ ép cọc xuống nền đất nhẹ nhàng với lực ép vừa phải và vận tốc không quá 1cm/s. Nếu máy ép cọc bị nghiêng thì phải dừng lại ngay để điều chỉnh kịp thời rồi ép tiếp. Đơn vị có thể sẽ điều chỉnh dùng 1 cọc hoặc 2 cọc tùy theo công trình.

Nếu cần dùng thêm cọc số 2 thì đơn vị sẽ chỉnh để đường trục của cọc 2 trùng với đường trục của cọc 1 và của trục kích. Chỉnh đến khi thấy cọc 2 thẳng rồi thì đơn vị mới tiếp tục ép cọc 2 cùng tốc độ tối đa là 2cm/s.

B3: Trượt hệ giá ép đến vị trí ép cọc tiếp theo

bao-gia-ep-coc

Khi hoàn thành bước ép cọc sát tường đầu tiên, đơn vị sẽ trượt hệ giá ép trên khung chuyển đến vị trí cần ép cọc tiếp. Trong quá trình thi công ép cọc trên đoạn móng đầu, đơn vị sẽ sử dụng máy cẩu trục của dàn ép cọc số 2 vào trị trí hố móng thứ 2.

Trước khi thi công ép cọc nói chung và ép cọc sát tường nói riêng, đơn vị thi công cần khảo sát địa chất công trình cẩn thận, đảm bảo xác định chính xác mốc tọa độ cọc, hạn chế sai sót trong quá trình ép cọc. Vì tùy theo địa chất công trình mà đơn vị có phương án thi công khác nhau.

Ví dụ, nếu khu vực thi công gần khu vực đất cát thì phải ép liên tục, đưa lực vào cọc càng nhanh sẽ càng tránh được trường hợp cát bị cố kết.

Đồng thời, cọc trước khi thi công phải kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng, sản xuất đúng tiêu chuẩn, kích thước cọc phù hợp với công trình, chịu được tải trọng theo yêu cầu.

Hãy liên hệ đến Đức Tín để có giải pháp ép cọc phù hợp nhất.

++ Khi nào cần ép cọc neo?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0908681473